Sổ đỏ là gì? Những thông tin quan trọng liên quan đến sổ đỏ

Nhắc tới đất đai, sổ đỏ là từ phổ biến nhất được nhiều người dùng và liên quan đến nhiều thủ tục vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, giá trị sổ đỏ như thế nào. Hiểu rõ điều đó, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề sổ đỏ là gì cũng như cung cấp những thông tin quan trọng nhất đến sổ đỏ.

Sổ đỏ là gì?

Theo pháp lý, sổ đỏ chính là “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” do bộ tài nguyên và môi trường cấp phép, được quy định cụ thể tại Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ.

hình ảnh sổ đỏ
hình ảnh sổ đỏ

Ngoài ra, tại thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính, sổ đỏ được chỉ định quyền sở hữu đất cho khu vực nông thôn, không áp dụng cho trường hợp đất quy hoạch, đất đô thị.

Hình thức, nội dung trên sổ đỏ là gì?

Giống như tên gọi, sổ đỏ hay chính xác giấy chứng nhận quyền sở hữu, có bìa màu đỏ với kích thước cố định duy nhất là 760mm x 1065mm.

Sổ đỏ sẽ bao gồm 1 tờ giấy cứng có 4 trang gấp cạnh, nền được in tinh xảo với họa tiết trống đồng hình cánh sen. Cụ thể, mỗi trang sẽ có kích thước đồng nhất 190mm x 265mm, thể hiện mỗi nội dung nhất định.

 

Trang 1 Trang 2 Trang 3 Trang 4
  • In quốc hiệu, quốc huy nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Người sở hữu đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Mã giấy chứng nhận đất (VD BB 3707)
  • Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Số, địa chỉ, diện tích, hình thức sử dụng, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn hạn sử dụng.
  • Nhà ở: Loại nhà ở, diện tích xây dựng, diện tích sàn, hình thức sở hữu, cấp, thời hạn sử hữu…
  • Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  • Những thay đổi sau cấp giấy chứng nhận (nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền)

 

  • Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận: nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
  • Mã vạch

 

 

(**) Lưu ý: Ngoài ra sổ đỏ sẽ kèm theo trang bổ sung gồm có những nội dung cơ bản sau: số hiệu thửa đất, số phát hành giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận.

Các loại đất được cấp sổ đỏ

Theo Điều 3 Thông tư 23/2014/TT-BTNTM của Thủ tướng chính phủ, sổ đỏ chỉ được cấp quyền sở hữu các loại đất sau:

  • Đất nhà ở.
  • Đất nông nghiệp, lâm nghiệp.
  • Ngoài ra, một số loại đất đặc thù sản xuất và kinh doanh như đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối.

Các loại đất này sẽ được cơ quan nhà nước thẩm quyền cấp phép sổ đỏ để bảo hộ tính pháp lý, quyền sở hữu cho chủ sở hữu đất.

(**) Lưu ý: Tại Việt Nam, sổ đỏ sẽ được cấp theo hộ gia đình nên trường hợp phát sinh chuyển nhượng chỉ có tính pháp lý nếu có đầy đủ tất cả chữ ký các thành viên trên 18 tuổi ở trong hộ khẩu gia đình.

Sổ đỏ là gì, sổ hồng là gì và cách phân biệt chúng

Mọi người thường lầm tưởng sổ hồng và sổ đỏ là một. Tuy nhiên, thực tế sổ đỏ và sổ hồng có hình thức, ý nghĩa riêng biệt.

Phân biệt sổ đỏ với sổ hồng (ảnh minh họa)
Phân biệt sổ đỏ với sổ hồng (ảnh minh họa)
  • Hình thức sổ đỏ có bìa màu đỏ, trang đầu tiên in đậm dòng chữ “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” còn sổ hồng có bìa màu hồng nhạt, trang đầu tiên in đậm “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
  • Sổ đỏ do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp phép còn sổ hồng do Bộ Xây dựng ban hành.
  • Sổ đỏ được dùng để bảo hộ quyền lợi và tính hợp pháp cho người sử dụng đất ở nông thôn còn sổ hồng thì bảo hộ quyền lợi và tính hợp pháp cho người sử dụng ở khu vực đô thị (thành phố, quận, thị xã, thị trấn).

Điều kiện để được cấp sổ đỏ là gì?

Cũng giống như bất kỳ giấy chứng nhận có tính pháp lý, sổ đỏ sẽ chỉ được cấp cho những trường hợp sau đây:

  1. Cá nhân, hộ gia đình có đầy đủ chứng minh giấy tờ sau:
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời, sổ địa, sổ đăng ký ruộng đất  trước 15/10/1993 từ nhà nước Việt Nam.
  • Giấy thừa kế, ký tặng quyền sử dụng đất được công nhận pháp lý.
  • Giấy chứng nhận sở hữu nhà tình nghĩa, tình thương.
  • Giấy chuyển nhượng, mua bán quyền sở hữu đất ở.
  • Giấy tờ thanh lý nhà ở….

2. Cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng, sở hữu đất nhưng giấy tờ được chuyển nhượng lại có đầy đủ chữ ký bên liên quan. Lưu ý, đất nằm ngoài khu vực đất tranh chấp

3. Cá nhân, hộ gia đình có giấy tờ sở hữu đất do Tòa án nhân dân quyết định, đã qua công xử.

Những trường hợp không được cấp sổ đỏ là gì?

Ngược lại, những trường hợp dưới đây sẽ không được bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( sổ đỏ):

  • Cá nhân, tổ chức sử dụng đất thuộc quỹ công của nhà nước.
  • Người đi thuê đất sở hữu đứng tên chủ cá nhân khác.
  • Người quản lý đất lâm nghiệp, đất rừng tự nhiên…

(**) Lưu ý: Bạn có thể theo dõi từng trường hợp cụ thể tại văn bản thuộc Nghị Định 43/2014/NĐ-CP

Kết luận: Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về sổ đỏ là gì cũng như điều kiện, mục đích, cách phân biệt với sổ đỏ và sổ hồng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn, xin để lại bình luận ở phía bên dưới bài viết!