Nợ xấu là gì? Nguyên nhân phát sinh nợ xấu? Có thể vay thế chấp sổ đỏ khi bị nợ xấu hay không? Đó là những vấn đề mà hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đọc để hiểu rõ hơn về các vấn đề nợ xấu ở ngân hàng. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo các thông tin và hạn chế tình trạng nợ xấu ngân hàng nhé!
Nợ xấu và các lý do phát sinh nợ xấu?
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là một thuật ngữ mà chắc hẳn không quá xa lạ với nhiều người, nhiều doanh nghiệp nhưng lại có không ít khách hàng và doanh nghiệp khi bị từ chối cho vay từ các tổ chức tín dụng thì mới phát hiện mình bị nợ xấu ngân hàng.

Nợ xấu có thể hiểu đơn giản là một khoản tiền mà bạn vay mượn những người thân, bạn bè xung quanh hay những cá nhân hoặc tổ chức nào đó trong một thời gian nhất định mà bạn đã hứa và cam kết trả. Nhưng đến thời hạn trả bạn lại không có đủ tiền hoặc vì một lý do nào đó bạn không trả đúng hẹn, đó chính là nợ xấu.
Còn với ngân hàng, nợ xấu là những khoản vay tại các cơ quan, tổ chức tín dụng khi đã đến ngày thanh toàn nhưng khách hàng lại chưa thanh toán đúng và đầy đủ. Nợ xấu được phân chia theo 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn: Các khoản nợ của khách hàng có đủ điều kiện trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn. Nếu quá hạn trong thời gian từ 1 – 10 ngày thì vẫn được coi là đủ tiêu chuẩn, tuy nhiên vẫn bị phạt lãi quá hạn với mức 150%.
- Nhóm 2: Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Khi quá hạn từ 10 – 90 ngày mà khách hàng không thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi.
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản nợ đã quá hạn từ 90 – 180 ngày mà khách hàng vẫn không thanh toán.
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ: Các khoản nợ đã bị quá hạn từ 181 – 360 ngày mà khách hàng không thanh toán cả gốc lẫn lãi.
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ tại ngân hàng đã quá hạn trên 365 ngày. Khi đó, khách hàng hay tổ chức rất khó khăn hoặc gần như không thể vay mượn tại các tổ chức tín dụng.
Các lý do phát sinh nợ xấu
Có rất nhiều nguyên nhân phát sinh nợ xấu như:
- Sử dụng thẻ tín dụng không có kiểm soát dẫn tới không đủ khả năng thanh toán nên không thanh toán đúng hạn với ngân hàng.
- Mua hàng trả góp nhưng lại không trả tiền đầy đủ và thanh toán đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng mua bán.
- Tiền vay tại các tổ chức tín dụng nhưng lại chậm và không thanh toán.
- Mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến bị gán nợ, tài sản thế chấp bị đưa ra xử lý.
- Cá nhân hoặc tổ chức bị kiện do không thanh toán khoản nợ với chủ nợ hoặc doanh nghiệp khác…
Do vậy trước khi vay vốn thế chấp, mỗi một cá nhân hay tổ chức cần xem lại quá trình sử dụng tín dụng của mình để việc đi vay vốn tại ngân hàng diễn ra thuận lợi hơn.
Có thể vay thế chấp sổ đỏ khi bị nợ xấu không?
Khi đã có lịch sử bị nợ xấu thì có thể vay vốn ngân hàng được không? Và làm thế nào để xóa nợ xấu để có thể vay thế chấp ngân hàng?
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều rất hạn chế việc cho các đối tượng khách hàng và tổ chức doanh nghiệp bị nợ xấu vay tiền. Bởi lo sợ rủi ro và doanh nghiệp vỡ nợ của khách hàng sau này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến uy tín và lợi nhuận của ngân hàng. Rất nhiều ngân hàng, khi kiểm tra lịch sử tín dụng, phát hiện ra có nợ xấu là từ chối cho vay.

Có rất nhiều trường hợp cá nhân vô tình bị nợ xấu do bạn bè mượn chứng minh nhân dân để làm thủ tục và vô tình không biết rằng họ sử dụng CMND để vay nợ và khi đã chậm trễ trong việc trả tiền thì đó cũng đưa vào danh sách bị nợ xấu.
Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng nợ xấu của khách hàng ở mức độ nào mà ngân hàng sẽ đưa ra quyết định có cho vay thế chấp hay không.
Đối với nợ xấu nhóm 1 và nhóm 2:
Tức là khoản nợ của bạn đã quá hạn 10 ngày và dưới 30 ngày: Điều này, ngân hàng có thể xem xét cho vay thế chấp với điều kiện:
- Nợ xấu thế chấp từ 1 tháng duy nhất: Ngân hàng có thể xem xét.
- Nợ xấu thế chấp liên tiếp trên 3 tháng: Gần như không được vay.
Nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5
Chắc chắn khi đã rơi vào nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 thì tất cả các ngân hàng và các công ty tài chính ở bất kỳ hình thức nào cũng sẽ không cấp tín dụng cho bạn.
Sau 2 năm tình trạng ở hệ thống của bạn mới trở lại bình thường và lúc này mới có khả năng được xét duyệt vay vốn.
Tuy nhiên, có rất nhiều ngân hàng khi đã phát hiện lịch sử nợ xấu ở nhóm thứ 3 thì ngân hàng đó sẽ không bao giờ cấp tín dụng cho bạn dù sau hơn 2 năm.
Vì thế việc có thể vay thế chấp sổ đỏ khi bị nợ xấu không còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và lịch sử nợ xấu của cá nhân khách hàng hay tổ chức đó.
Trên đây là những thông tin về vay thế chấp khi bị nợ xấu, hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích giúp khách hàng có thể nắm rõ khi vay ngân hàng và hãy hạn chế tình trạng nợ xấu để đảm bảo lịch sử tín dụng được tốt.